Đức Maria tại tiệc cước Cana

..:Giáo Xứ Dũng Lạc TP Ban Mê Thuột:..

Vinh Danh Thiên Chúa Trên Các Tầng Trời... Và Bình An Dưới Thế Cho Người Thiên Tâm ....
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Đức Maria tại tiệc cước CanaXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Jan 03, 2013 4:17 pm
Đức Maria tại tiệc cước Cana Bgavat18
Đức Maria tại tiệc cước Cana Bgavat10Đức Maria tại tiệc cước Cana Bgavat12Đức Maria tại tiệc cước Cana Bgavat13
Đức Maria tại tiệc cước Cana Bgavat15AdminĐức Maria tại tiệc cước Cana Bgavat17
Đức Maria tại tiệc cước Cana Bgavat19Đức Maria tại tiệc cước Cana Bgavat21Đức Maria tại tiệc cước Cana Bgavat22
Thành Viên- Admin
Cấp bậcXin Chúa Ban Phúc Cho Mọi NGười

Xin Chúa Ban Phúc Cho Mọi NGười
Tổng Bài Gởi : 331
Join date : 16/10/2012
Age : 35
Đến từ : Nơi Chúa Gọi Ta "Xin Vâng"
Tổng Bài Gởi : 331
Join date : 16/10/2012
Age : 35
Đến từ : Nơi Chúa Gọi Ta "Xin Vâng"
Profile Admin
Tổng Bài Gởi : 331
Join date : 16/10/2012
Age : 35
Đến từ : Nơi Chúa Gọi Ta "Xin Vâng"

Đức Maria tại tiệc cước Cana Vide10

Bài gửiTiêu đề: Đức Maria tại tiệc cước Cana
https://giaoxudunglac.forumvi.com

"Hãy mang trong anh em những tâm tư của Đức Kitô GiêSu".
Tiêu đề: Đức Maria tại tiệc cước Cana

Đức Maria tại tiệc cước Cana

Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II

Phúc âm thánh Gioan nhắc đến Đức Maria hai lần đầy ý nghĩa: một lần tại tiệc cưới Cana (2,1-11) vào lúc Chúa Giêsu khai mạc sứ vụ công khai, và một lần khi Chúa kết thúc sứ vụ trên Thập giá (19,25-27). Vào cả hai dịp đó, Chúa đã xưng hô với thân mẫu là “Người nữ”. Bài huấn giáo hôm nay theo dõi diễn tiến phép lạ Cana dựa theo bản văn Tin mừng, nhất là theo dõi ý kiến của các nhà chú giải về hai câu trả lời của Chúa “Giữa bà với tôi có chuyện gì? Giờ tôi chưa đến”. Bài huấn giáo lần tới sẽ tìm hiểu vai trò của Đức Maria trong câu chuyện này



1.- Trong câu chuyện tiệc cưới Cana, thánh Gioan đã trình bày việc can thiệp đầu tiên của Đức Maria trong cuộc đời công khai của Đức Giêsu, và làm nêu bật sự hợp tác của Người vào sứ mạng của Con.

Ngay từ đầu trình thuật, thánh sử đã ghi nhận rằng “có cả thân mẫu của Đức Giêsu” (2,1) và, ra như muốn gợi ý rằng chính sự hiện diện của Mẹ Maria đã là nguồn gốc của việc đôi tân hôn mời Đức Giêsu và các môn đệ đến (xc. Thân mẫu Đấng Cứu thế, số 21), thánh sử viết tiếp: “Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự” (2,2). Qua những lời ghi chú đó, xem ra thánh Gioan muốn ám chỉ rằng, tại Cana, cũng như tại biến cố căn bản của Mầu nhiệm Nhập thể, Đức Maria là kẻ giới thiệu Chúa Cứu thế.
Ý nghĩa và vai trò của việc Đức Maria hiện diện đã được biểu lộ khi thiếu rượu. Là một bà nội trợ từng trải và tinh mắt, Đức Maria nhận biết tình cảnh và can thiệp để khỏi mất niềm vui của mọi người, và nhất là để giúp đỡ đôi tân hôn đang gặp khó khăn.

Mẹ Maria đã ngỏ lời với Đức Giêsu như sau: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2,3). Người bày tỏ lòng ưu tư của mình trước một tình trạng, và chờ đợi một sự can thiệp để giải quyết. Theo một số nhà chú giải, chính Đức Maria đã chờ đợi một dấu hiệu lạ lùng, xét vì Đức Giêsu không có mang rượu theo.

2.- Sự lựa chọn của Đức Maria, thay vì đi tìm rượu ở chỗ khác, đã biểu lộ lòng can đảm của niềm tin của Người, bởi vì cho tới lúc đó Đức Giêsu chưa hề làm một phép lạ nào, dù ở Nazaret dù ở nơi nào khác. Tại Cana, Đức Maria lại bày tỏ một lần nữa tâm tình tín thác vào Thiên Chúa. Vào hồi Truyền tin, Đức Maria đã tin vào Chúa Giêsu trước khi thấy Người, cho nên đã đóng góp vào phép lạ của việc thụ thai trinh khiết; giờ đây khi tin tưởng vào quyền năng chưa được tỏ lộ của Đức Giêsu, Mẹ đã gợi lên “dấu lạ đầu tiên”, thay đổi nước thành rượu.

Như thế Đức Maria đã dẫn đầu đức tin cho các môn đệ, theo như thánh Gioan nói, họ sẽ tin sau khi xảy ra phép lạ: Đức Giêsu “đã bày tỏ vinh quang của Người và các môn đệ đã tin vào Người” (Ga 2,11). Hơn thế nữa khi xin được một dấu lạ, Đức Maria đã mang lại một sự nâng đỡ cho niềm tin của họ.
3.- Đức Giêsu đã trả lời cho Đức Maria như sau: “Người nữ ơi, giữa tôi với bà có chuyện gì đâu? Giờ tôi chưa tới” (Ga 2,4). Thoạt tiên xem ra những lời này là một sự khước từ, và thử thách niềm tin của Đức Maria.

Theo một ý kiến giải thích, Đức Giêsu, từ khi bắt đầu sứ mạng, xem ra đã muốn xét lại mối tương quan tự nhiên về tình mẫu tử. Câu nói vừa rồi, theo ngôn ngữ đương thời, nhằm nêu bật một khoảng xa cách giữa hai người, không chấp nhận sự thông hiệp giữa đôi bên. Sự xa cách này không loại bỏ lòng tôn kính; lời xưng hô “người (phụ) nữ ơi[1]” được sử dụng trong vài cuộc đối thoại như là với bà Cananêa (xc. Mt 15, 28), với người thiếu phụ Samaria (xc. Ga 4, 21), với người đàn bà ngoại tình (xc. Ga 8,10) và với bà Maria Magđala (xc. Ga 20, 13), trong những khung cảnh bày tỏ một sự trân trọng với người phụ nữ.
Qua thành ngữ: “Giữa bà với tôi có chuyện gì đâu?” Chúa Giêsu muốn nêu bật sự hợp tác của Đức Maria vào chương trình cứu chuộc; sự hợp tác này đòi hỏi phải vượt lên vai trò của người mẹ tự nhiên, và bước sang lãnh vực của đức tin và hy vọng.

4.- Động lực mà Chúa Giêsu trưng dẫn mới thật là quan trọng: “Giờ tôi chưa đến” (Ga 2,4).

Một vài nhà chú giải Kinh thánh, họa theo lối giải thích của Thánh Augustino đã đồng hóa “giờ” với biến cố của cuộc Tử nạn. Ngược lại, đối với một vài tác giả khác, từ ngữ này nói tới phép lạ đầu tiên mạc khải quyền năng Mêsia của ngôn sứ Nazaret.
Ngoài ra, một vài tác giả khác chủ trương rằng câu nói phải đặt ở thể nghi vấn và tiếp nối câu hỏi trước đó: “Giữa bà với tôi có chuyện gì đâu? Giờ tôi chưa đến hay sao?”. Đức Giêsu muốn cho Đức Maria hiểu rằng từ nay Người không còn lệ thuộc vào mẹ nữa nhưng Người cần phải dành sáng khởi để thi hành công tác của Chúa Cha. Vì thế mà Đức Maria không khẩn khoản Người thêm nữa, nhưng chỉ hướng về các người đầy tớ và yêu cầu họ hãy tuân phục Người.

Dù sao, lòng tin tưởng của Đức Maria nơi Con mình đã được thưởng. Người đã dành tất cả sáng kiến cho Đức Giêsu; Chúa đã thực hiên phép lạ, và như vậy là đã nhìn nhận lòng can đảm và mềm dịu của Đức Maria: “Đức Giêsu nói với họ: ‘Các anh đổ đầy nước vào chum đi’; và họ đổ đầy tới miệng”(Ga 2, 7). Do đó sự vâng phục của họ cũng đã đóng góp vào việc lãnh nhận rượu một cách dồi dào.

Lời yêu cầu của Mẹ Maria : “Các anh hãy làm điều mà Người truyền” vẫn còn một giá trị đối với các Kitô hữu thuộc hết mọi thời đại, và câu nói này vẫn còn sẽ mang lại hiệu quả diệu kỳ trong cuộc sống của mỗi người. Đức Maria mời gọi chúng ta hãy tín thác không chút do dự, nhất là khi chúng ta không hiểu được ý nghĩa và công dụng của điều mà Chúa Kitô truyền dạy chúng ta.

Cũng như trong trình thuật về bà Cananêa (Mt 15, 24.26), việc khước từ bề ngoài của Đức Giêsu làm tăng thêm đức tin của người phụ nữ, thì ở đây những lời nói của người Con: “Giờ tôi chưa đến”, cùng với việc thực hiện phép lạ đầu tiên, đã cho thấy đức tin lớn mạnh của Mẹ và mãnh lực của lời Người cầu khẩn.

Câu chuyện tiệc cưới Cana khuyến khích chúng ta hãy can đảm trong đức tin, hãy cảm nghiệm trong cuộc sống chúng ta chân lý của lời Phúc âm: “ Các con hãy xin thì sẽ được” (Mt 7, 7; Lc 11, 9).

Dịch và giới thiệu: Lm Giuse Phan Tấn Thành, OP.

Chữ kí của Admin

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Đức Maria tại tiệc cước Cana

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu Tầm).
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.
* Bấm nút A/a bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui.
* Nếu thấy bài viết hay, hãy bấm nút để khích lệ người viết.
Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
..:Giáo Xứ Dũng Lạc TP Ban Mê Thuột:.. :: - THIÊN CHÚA - MẸ MARIA - THÁNH CẢ GIUSE :: Cuộc đời và sứ mạng của Mẹ Maria-
Bạn thích bài viết "Đức Maria tại tiệc cước Cana" của không?
Nếu bạn thích thì bấm . Còn không thích thì bấm

Share